Hiểu về đại học

Table of Contents

Sự khác biệt giữa Institute và University

University, Institute và College được sử dụng lẫn lộn trong tên gọi của các đại học mà không tuân theo bất kỳ một quy luật nào. Trong tiếng Mỹ, thì College nghĩa là đại học. Trong ngôn ngữ nói và viết của Canada thì College là các là trường dạy nghề. Nhưng nếu căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế thì đại học được chia thành 2 loại là Institute và University.

Institute là đại học chuyên nghiệp, nơi đào tạo một hay một số ngành chuyên môn nhất định. Ví dụ: đại học dược, đại học luật, đại học ngân hàng, đại học bách khoa, đại học ngoại thương, đại học nông lâm, đại học sư phạm… Hầu hết các đại học Việt Nam là đại học chuyên nghiệp đúng theo tên gọi của mình.

University là đại học tổng hợp, nơi đào tạo tất cả hoặc rất nhiều ngành khoa học, nghề nghiệp phong phú và đa dạng. University hội tụ tất cả các Institute ( đại học chuyên nghiệp) lại với nhau, đặt vào cùng một địa điểm. Lúc đó, mỗi Institute sẽ trở thành một khoa trong University. Ví dụ, đại học University of Toronto có đầy đủ các khoa nha, y, dược, luật, bách khoa, sư phạm, kiến trúc, triết học, chính trị, tài chánh, kế toán, xây dựng, mỹ thuật, điện ảnh… Như vậy gọi là một University đúng nghĩa.

University theo đúng chuẩn mực quốc tế cần có các chương trình đào tạo ở đủ 3 cấp độ là:

– Bachelor 4 năm – cử nhân

– Master 1-2 năm – cao học

– Doctor of Philosophy ( PhD) – tiến sĩ

– Postdoctoral Research – chương trình nghiên cứu hậu tiến sĩ

Các mảng giáo dục

Trong University có nhiều mảng giáo dục mà trong bài viết này tôi tạm phân chia như sau:

– Science: khoa học, bao gồm khoa học tự nhiên (natural science) và khoa học kỹ thuật (applied science).

– Social Studies: bao gồm các ngành nghiên cứu về xã hội, ví dụ: luật, sư phạm, lịch sử, chính trị, tâm lý, kinh tế, triết học, khảo cổ…

– Arts & Humanities: bao gồm các ngành văn chương nghệ thuật ví dụ: văn chương, ngôn ngữ, ngoại ngữ, mỹ thuật, điện ảnh, kịch nghệ, âm nhạc…

– Business & Finance: Kinh doanh & tài chánh, ví dụ: kế toán, quản trị kinh doanh, thương mại, xác suất, thống kê, phân phối, bán lẻ …

– Services: dịch vụ, ví dụ truyền thông, quản lý khách sạn, du lịch, nhân sự…

Mỗi mảng giáo dục ở trên còn phân ra nhiều nhánh lớn nhỏ. Nhánh lớn có thể gọi là Institute hoặc Faculty tương đương với một khoa. Các nhánh nhỏ hơn là department (phân khoa) rồi đến chương trình (program).

Bên cạnh chức năng giáo dục, University còn có chức năng nghiên cứu bao gồm các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu mà thành viên là các học giả, khoa học gia, giáo sư, sinh viên từ trong và ngoài university. Nhiều đại học lớn còn vận hành cả hệ thống bệnh viện, trong đó mỗi trưởng khoa là giáo sư đại học. Họ vừa chữa bệnh, vừa nghiên cứu, vừa hướng dẫn sinh viên thực tập. Các bác sĩ, chuyên viên y khoa, y tá … là những người chuyên môn lẫn sinh viên. Ở Canada thì những bệnh viện tốt và hiện đại nhất là những bệnh viện của đại học.

Sự phong phú của môn học

University là môi trường giáo dục cao, sâu và rộng nhất. Sự tập trung nhân lực, tài lực và vật lực vào một ngôi trường khổng lồ sẽ giúp cho sinh viên tiếp xúc được với nhiều mảng giáo dục khác nhau ở cùng một thời điểm. Khi vào đại học, một sinh viên không chỉ học chuyên ngành trong một khoa nhất định. Họ được khuyến khích học nhiều môn khác nhau, tại các khoa khác nhau trong đại học. Mỗi khoa có hàng trăm môn học khác nhau để sinh viên chọn lựa. Các sinh viên theo chuyên ngành chỉ bắt buộc học những môn đại cương căn bản giống như nhau ở năm 1 và năm 2. Sau đó, họ sẽ tẽ nhánh học chuyên ngành riêng của mình.

Ví dụ: các sinh viên Mechanical Engineering (Kỹ sư cơ khí) sau khi học đủ các môn khoa học đại cương ở năm 1 và 2 như toán, lý, hoá… thì thì sang năm 3-4 họ sẽ đi chuyên ngành vào các lãnh vực riêng như: Thermodynamics and Heat Transfer (hệ thống điều hoà nóng lạnh) ; Fluid Mechanics (nâng thuỷ lực); Manufacturing Engineering (chế tạo dây chuyền sản xuất); Automotive Engineering (kỹ nghệ xe hơi) … Tuy rằng sau 4 năm, họ đều ra trường với tấm bằng Kỹ sư cơ khí nhưng chuyên môn mỗi người mỗi khác.

Ngoài việc học các môn chuyên ngành, sinh viên còn được khuyến khích học các môn tự chọn tại các khoa khác để mở rộng kiến thức. Một University lớn có thể có vài trăm khoa, hàng trăm chương trình đào tạo, với cả chục ngàn môn học. Tuy rằng vào cùng năm, học cùng một khoa, nhưng kiến thức chuyên môn của từng sinh viên đều khác nhau vì họ lấy những môn học khác nhau. Khi ra trường tìm việc, hoặc xin học lên cao thì những nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào các môn học ghi trong transcript (học bạ) từng năm là biết rõ chuyên môn của ứng viên mà không cần bằng tốt nghiệp.

Các sinh viên theo đuổi các ngành văn chương nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên… thì việc chọn môn rộng rãi hơn là sinh viên khoa học kỹ thuật. Đa phần, họ chỉ bắt buộc học các môn đại cương ở năm thứ nhất. Sau đó là có thể chọn lựa các môn mình thích để học. Mỗi khoa trong University có rất nhiều môn học. Khoa nhỏ thì dạy chừng 50 môn, khoa lớn thì trên 100. Sinh viên có thể chọn, học những môn thích hợp cả trong lẫn ngoài khoa mình. Miễn sao có đủ số credit bắt buộc là ra trường được rồi. Đại học ở các nước tự do, rất khác biệt với Việt Nam. Tuy rằng cầm tấm bằng đại học giống nhau, nhưng kiến thức bên trong đều khác nhau.

Ví dụ:

– Các sinh viên đại học University of Toronto nếu muốn tốt nghiệp với văn bằng Bachelor of Science (Cử nhân khoa học) thì chỉ cần lấy 20 credits sau 4 năm học là ra trường. Họ có thể học bất kỳ các môn, toán, lý, hoá, sinh… nào của U of T dạy, miễn sao có đủ credits quy định là ra trường. Nếu như họ lấy nhiều credits của khoa hoá thì sẽ có tấm bằng Honours Bachelor of Arts (Cử nhân khoa học), ở dưới có hàng chữ: Major: Chemistry. Tấm bằng này tạm dịch là cử nhân khoa học, chuyên về Hoá. Nếu họ thiên về toán, lý, sinh … thì major của họ sẽ có tên các môn khoa học mà họ chọn. Tương tự vậy, các sinh viên những ngành nhân văn, nghệ thuật, khoa học xã hội … sau 4 năm ra trường họ sẽ có tấm bằng Bachelor of Arts với major là triết học, văn chương, chính trị, kinh tế… tuỳ theo số credit mà họ đã học trong những ngành này.

….

….

Bốn năm đại học có thể đào tạo ra một nghề nghiệp chuyên môn như kỹ sư, kiểm toán, kế toán, phân tích tài chính, lập trình, y tá… Tuy nhiên, nếu ai không học sâu vào chuyên ngành thì sẽ không có một chuyên môn rõ rệt.

….

….

Học 4 năm văn chương, âm nhạc, hội hoạ, tâm lý, chính trị , kinh tế cũng không thành văn sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, chuyên viên tâm lý, kinh tế…. Sau 4 năm đại học, những người này được coi như có khả năng giao tiếp, có óc tổ chức, biết nhận định, tổng hợp, phân tích và có kiến thức ở mức tương đối trong một lãnh vực nào đó. Khi ra trường, họ sẽ tìm những công việc làm chung chung như công chức, nhân viên bán hàng, nhà băng, thư ký văn phòng, bán bảo hiểm… Muốn phát triển chuyên môn đã học thì cần phải học lên cao ở bậc tiến sĩ, đào sâu nghiên cứu để trở thành các khoa học gia, học giả, giáo sư.

….

….

Bốn năm đại học ở Việt Nam lâu, tốn kém và là điểm dừng của hầu hết sinh viên. Nhưng 4 năm đại học Canada thì chỉ giúp mở mang tri thức. Ở xứ này, dân trí cao, học phí thấp cho nên người ta học đại học rất nhiều. Ngành dễ, nhiều người học, thì khi ra trường mặt bằng cạnh tranh lớn, khó tìm việc. Cái gì cũng có luật bù trừ.

….

….

Từ lâu lắm rồi, danh hiệu “trí thức” không còn tồn tại ở Âu Mỹ. Nó cũng chết giống như danh hiệu “quý tộc”. Xã hội Việt Nam đương thời nặng tính khoa bảng, ham bằng cấp nhưng ruột thì rỗng tuếch, bởi vì nước Việt Nam bị cộng sản tuyên truyền dắt ngược về thời phong kiến. Chức tước, danh xưng tạo nên sự phân chia đẳng cấp, không giúp ích cho xã hội. Bên xứ tự do người ta chỉ quan trọng chuyên môn. Nếu bằng cấp mà không đi đôi với chuyên môn thì nó không có giá trị thực tiễn. Nhà tuyển dụng ưu tiên trước hết là kinh nghiệm, rồi đến kỹ năng chuyên môn và năng lực làm việc.

….

….

Cảm ơn các bạn đã xem.

Trong bài viết tới tôi sẽ đi sâu vào các ngành khoa học trong đại học.

Bao Nguyen

Nov 11, 2024

Nhận báo giá bảo hiểm tại đây