Các dịch vụ miễn phí hỗ trợ cho người mới đến Canada

Table of Contents

Khi bước đến một đất nước mới, thông thường việc đầu tiên bạn làm để tìm kiếm sự giúp đỡ là gì? Phần lớn là hỏi thăm người quen, bạn bè, người thân. Nhỉ? Hoặc cao hơn là lân la các hội người Việt hỏi thăm. Tuy nhiên, nếu tiếng Anh của bạn tốt, bạn có thể tận dụng được nhiều nguồn lực miễn phí từ chính phủ Canada. Trong bài viết này, ngoài việc liệt kê 1 số dịch vụ hỗ trợ cho người mới nhập cư (newcomer) ra, mình sẽ viết chi tiết về từng dịch vụ mình đã trải nghiệm qua hoặc có nghe kể đến.

Các dịch vụ miễn phí dành cho người mới đế Canada rất đa dạng, có thể bao gồm: tìm việc, tìm người hướng dẫn (mentor), học ngôn ngữ, dịch vụ cho phụ nữ, người già, thanh thiếu niên, LGBT.v.v… Những dịch vụ này có 1 số không yêu cầu phải là permanent resident (PR), có một số sẽ yêu cầu. Nên bạn đừng ngần ngại liên hệ hỏi thử dù vẫn chưa phải là PR. Để tìm được dịch vụ hỗ trợ gần khi bạn ở, bạn truy cập vào đường link này: https://ircc.canada.ca/…/newcomers/services/index.asp… . Sau khi nhập postal code nơi bạn đang ở, bạn có thể filter các dịch vụ mà bạn đang tìm kiếm. Trước khi tới tận nơi. hãy gọi điện thoại tới hỏi trước các thông tin sơ bộ (ví dụ: dịch vụ có miễn phí cho người chưa có PR hay không) và đặt 1 cuộc hẹn. Tại Canada hầu như làm gì người ta cũng đặt hẹn, chứ không phải cứ khơi khơi vác thân tới là có người tiếp nhé. Ngoài ra, nếu bạn không giỏi tiếng Anh thì đừng ngần ngại hỏi xem họ có hỗ trợ thông dịch viên không hen. Bên dưới là 1 số dịch vụ hỗ trợ mình đã từng được tham gia hay tiếp xúc ít nhiều

𝟏. 𝐂𝐨𝐦𝐦𝐮𝐧𝐢𝐭𝐲 𝐂𝐞𝐧𝐭𝐞𝐫

Community Center (CC) là 1 trung tâm hỗ trợ cộng đồng có rất nhiều dịch vụ mà mình tin đây là first and best option mà bạn cần tìm hiểu. Thông thường, CC sẽ bao gồm các chương trình và dịch vụ hỗ trợ cho các bà mẹ mang thai (ví dụ lớp thai giáo), trẻ em (lớp học bơi, trượt băng, giải trí cho trẻ sơ sinh…), người già (các câu lạc bộ, các lớp thể dục thể thao cho người cao tuổi…), người thu nhập thấp (hướng dẫn về các nguồn tiếp cận hỗ trợ về thực phẩm, quần áo, tài chính, xin trợ cấp)… Túm cái quần lại là hầu như bạn cần giúp gì thì ng ta giúp đó. Ngoài việc tìm dịch vụ theo postal code ở trên, thì thông thường nếu bạn nhìn thấy CC nào ngay gần chỗ mình đang ở thì cứ google truy cập thẳng vào ngay website của họ thì sẽ có được nhiều thông tin nhanh chóng hơn. Ví dụ, ở Jane-Finch thì bạn vào trang https://janefinchcentre.org là có tất tần tật thông tin nhé.

𝟐. 𝐓𝐨𝐫𝐨𝐧𝐭𝐨 𝐏𝐮𝐛𝐥𝐢𝐜 𝐋𝐢𝐛𝐫𝐚𝐫𝐲

Thư viện công cộng là nơi mà chắc đa phần chúng ta nghĩ rằng chỉ có mượn sách thôi nhỉ? Nhưng không, tại Canada thì thư nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc “phổ cập kiến thức”. Vậy nên ngoài việc cho mượn sách, đĩa CD miễn phí, thì thư viện còn có cả các câu lạc bộ đọc sách, lớp học ngôn ngữ (cả online và offline, cả tiếng anh, pháp, ngôn ngữ cho người câm điếc…), lớp học máy tính căn bản, lớp học về tìm việc, lớp học dành cho người bắt đầu kinh doanh… Để được mượn sách hoặc tham gia các chương trình này thì vô cùng đơn giản. Bạn chỉ việc mang giấy tờ tùy thân (ID) và giấy chứng thực địa chỉ nơi bạn ở ra thư viện gần nhất để đăng ký thẻ thư viện miễn phí. Mỗi thư viện sẽ có chương trình khác nhau, nên bạn có thể tới trực tiếp thư viện để xem thông tin các chương trình trên bảng thông báo hoặc xem online tại website: https://www.torontopubliclibrary.ca/ Tuy nhiên, mình recommend các bạn nên tới trực tiếp thư viện, vì thông tin sẽ đầy đủ, cập nhật hơn. Đừng lạ khi một sáng nọ bạn tới thư viện thật sớm và nhận được 1 vé đi zoo hay ROM miễn phí nhé 😃 Vì thư viện lâu lâu hay có chương trình tặng vé tham gia 1 số điểm vui chơi, giải trí.

𝟑. 𝐅𝐨𝐨𝐝 𝐛𝐚𝐧𝐤 𝐂𝐚𝐧𝐚𝐝𝐚

Không biết mình có bài viết nào về Food Bank Canada chưa nhỉ? Viết nhiều quá đến nỗi chả nhớ nữa 😃 Thôi lỡ rồi thì viết lại. Food Bank là tổ chức từ thiện chuyên cung cấp thực phẩm cho người thu nhập thấp. Bạn đừng ngần ngại khi nghĩ rằng mình phải đi lấy đồ ăn free cho người nghèo. Đối với ng VN mới qua Canada chưa có thu nhập thì nghèo là đúng rồi hen. Ngày xưa mình cũng 1 thời ra food bank đợi cả tiếng đồng hồ để mà lấy đồ ăn về đấy! Tiết kiệm được nhiêu hay bấy nhiêu, nhất là trong thời đại giá cả leo thang thế này. Và cũng đừng nghĩ đồ free thì chất lượng kém nhé. Xin lỗi chứ nhiều khi còn xịn hơn đồ mình hay đi chợ mua. Food bank chủ yếu sẽ cung cấp đồ hộp, đồ khô (mì, hạt…), rau củ, sữa… chứ thường sẽ không có đồ dễ hư hỏng như thịt, cá. Đôi khi sẽ có cả sữa, tã cho trẻ em. Tùy mỗi location mà nó sẽ có khác nhau chứ không đồng nhất ở mọi nơi. Thông thường Food bank sẽ mượn location của các community center hoặc nhà thờ để làm nơi phát thức ăn mỗi tuần 1 lần. Để tìm location foodbank gần nhất bạn truy cập vào đây: https://www.torontocentralhealthline.ca/listservices.aspx…. Thông thường để đăng ký tham gia foodbank khá đơn giản, một số nơi dễ thì có khi chả cần đăng ký, ra đứng đợi lấy đồ ăn thôi. Một số nơi khó hơn thì họ sẽ yêu cầu ID, và hỏi thông tin về thu nhập (hỏi thôi chứ không bắt chứng minh giấy tờ gì cả). Ngoài food bank này ra thì các bạn du học sinh có thể tìm hiểu food bank của trường nhé. Các trường college/ university cũng thường có food bank.

Thôi bài cũng đã dài và chủ thớt nay bị cảm nên cũng hơi mệt. Dừng tại đây. Nếu chợt nhớ ra cái gì thêm thì mình sẽ edit add thêm vô. Hoặc bạn nào có thắc mắc gì thì comment, mình sẽ edit thêm vào hoặc sẽ viết hẳn 1 bài khác nếu đó là chủ đề dài. Chúc cả nhà “đáp cánh” vui vẻ, ko lo âu 🙂

Nhận báo giá bảo hiểm tại đây